loader
  • Liên thông kết quả xét nghiệm là gì

Ý nghĩa, sự cần thiết:

Việc liên thông trong lĩnh vực xét nghiệm y tế là không thể phủ nhận. Trước hết, quá trình xét nghiệm cần có khả năng so sánh để đảm bảo sự nhất quán và chính xác giữa các kết quả. Điều này giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng thời hỗ trợ quyết định lâm sàng. Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc liên thông là đảm bảo bệnh nhân nhận được điều trị chính xác và hiệu quả. Khả năng sử dụng kết quả xét nghiệm ở nơi khác giúp bệnh nhân thuận tiện khi đến khám ở các bệnh viện tuyến trên mà không phải thực hiện lại các xét nghiệm. Điều này không chỉ giảm thời gian và chi phí mà còn tối ưu hóa quá trình chăm sóc y tế. Ngoài ra, việc liên thông còn tạo ra nền tảng hỗ trợ cho telemedicine và chăm sóc bệnh nhân ở các vùng sâu vùng xa. Điều này mang lại lợi ích đặc biệt lớn đối với những người ở những khu vực khó tiếp cận dịch vụ y tế, cung cấp cho họ cơ hội tiếp cận chăm sóc y tế chất lượng và hiệu quả thông qua các công nghệ truyền thông từ xa.

  • Lợi ích của việc liên thông

Việc liên thông trong lĩnh vực xét nghiệm y tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, khả năng so sánh và sử dụng kết quả từ các phòng xét nghiệm, bệnh viện khác nhau giúp tạo ra một hệ thống thông tin y tế thống nhất. Điều này không chỉ nâng cao độ chính xác của các kết quả xét nghiệm mà còn hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Một lợi ích khác là có thể áp dụng các điểm quyết định lâm sàng một cách an toàn và hiệu quả. Nhờ vào thông tin liên thông, các quyết định về phương pháp điều trị và quản lý bệnh có thể được đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu rộng lớn, giúp tối ưu hóa quy trình chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, việc đảm bảo rằng bệnh nhân được điều trị và kết quả như nhau thông qua các giai đoạn bệnh là một lợi ích quan trọng. Điều này giúp đảm bảo tính liên tục và hiệu quả trong quá trình điều trị, đồng thời làm cho quá trình theo dõi sự tiến triển của bệnh trở nên dễ dàng hơn đối với cả bệnh nhân và nhà y tế.

Để đảm bảo liên thông xét nghiệm, vào ngày 30/7/2020, Trung tâm Kiểm Chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Y học, Bộ Y tế đặt tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TTKC) tổ chức Hội thảo Quốc tế Bộ Y tế nhân lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trung tâm với chủ đề “10 năm thành lập, hội nhập, phát triển thực hiện 316 TTg nâng cao chất lượng xét nghiệm và hội thảo bộ y tế quốc tế, mô hình PXN tham chiếu”. Hội thảo chủ trì bởi lãnh đạo Bộ Y tế, thứ trưởng BYT PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn do TTKC tổ chức với sự tham gia của các nguyên lãnh đạo, lãnh đạo ngành Y tế, các chuyên gia quốc tế như GS. Graham Beastall (nguyên chủ tịch Hội hóa sinh lâm sàng xét nghiệm Y khoa Quốc tế (IFCC), JCTLM), GS. Ian Young (Chủ tịch Hội hóa sinh lâm sàng xét nghiệm Y khoa Quốc tế (IFCC); Chủ tịch Ủy ban chuyên môn về vấn đề xét nghiệm tham chiếu (JCTLM)), Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn Thượng Hải (SCCL), Ban Giám hiệu và các thầy cô Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và các lãnh đạo các đơn vị y tế trên cả nước. Tại Hội nghị, PGS TS Vũ Quang Huy, giám đốc TTKC, đã tổng hợp ý kiến chuyên gia quốc tế, đề xuất mô hình hệ thống Phòng Xét nghiệm tham chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ảnh có chứa trong nhà, tường, người, trang phục

Mô tả được tạo tự động

Ảnh có chứa hiện trường, tủ sách, trong nhà, trang phục

Mô tả được tạo tự động

Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, GS. Graham Beastall (nguyên chủ tịch Hội hóa sinh lâm sàng xét nghiệm Y khoa Quốc tế (IFCC), JCTLM), GS. Ian Young (Chủ tịch Hội hóa sinh lâm sàng xét nghiệm Y khoa Quốc tế (IFCC); Chủ tịch Ủy ban chuyên môn về vấn đề xét nghiệm tham chiếu (JCTLM)), Giám đốc TTKC PGS.TS. Vũ Quang Huy tại hội nghị. ( https://qccump.com/a189-buoi-le-ky-niem-10-nam-thanh-lap-trung-tam-kiem-chuan-hoi-nhap-phat-trien-thuc-hien-316ttg-cp-va-hoi-thao-bo-y-te-quoc-te-mo-hinh-he-thong-pxn-tham-chieu-dien-ra-thanh-cong-tot-dep truy cập ngày 8/2/2024)

  • Để được Kết quả xét nghiệm chính xác

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, có một số yếu tố quan trọng cần được chú ý và thực hiện:

  • Cơ quan quản lý:

Cơ quan quản lý y tế cần đưa ra các chính sách và quy định phù hợp để hỗ trợ việc thực hiện xét nghiệm y tế. Điều này bao gồm việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình kiểm soát, và hướng dẫn về thu thập, xử lý mẫu, và báo cáo kết quả.

  • Bệnh viện, phòng khám:

Bệnh viện và phòng khám cần quan tâm và ủng hộ việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm. Điều này bao gồm việc cung cấp tài trợ và nguồn lực cho các phòng xét nghiệm, đồng thời đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đúng cách và có đủ kinh nghiệm.

  • Phòng xét nghiệm:

Phòng xét nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm. Điều này bao gồm việc thiết lập và duy trì các quy trình kiểm soát chất lượng, giám sát hiệu suất thiết bị, và đảm bảo rằng nhân viên thực hiện xét nghiệm được đào tạo và duy trì kỹ năng chuyên môn.

Bằng cách này, một hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm hoạt động hiệu quả từ cấp quản lý tới bệnh viện, phòng khám và cuối cùng là phòng xét nghiệm, giúp đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm được thu được là chính xác và đáng tin cậy.

  • Xét nghiệm về các bệnh phổ biến nhất

  • Đái tháo đường

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường và ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Đồng thời bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, đang có xu hướng trẻ hóa gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

  • Tình trạng sức khỏe khi đường huyết giảm hoặc tăng cao

Đối với đường huyết giảm cơ thể có những triệu chứng sau:

  • Vã mồ hôi, buồn nôn
  • Lo lắng, run rẩy, đánh trống ngực
  • Đau đầu, lú lẫn, kích động, hôn mê
  • Mất ngôn ngữ, liệt nửa người (người cao tuổi)
  • Đối với đường huyết tăng cao cơ thể có những triệu chứng sau:
  • Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều
  • Đau nhức đầu, khả năng tập trung kém
  • Mắt mờ
  • Mệt mỏi, yếu cơ
  • Nhiễm toan ceton (gặp ở type 1)
  • Các biến chứng của bệnh đái tháo đường
  • Loét và nhiễm trùng bàn chân
  • Giảm thị lực
  • Suy thận mạn
  • Thiếu máu não, đột quỵ
  • Suy tim, nhồi máu cơ tim
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu, sỏi mật, xơ gan
  • Một số biến chứng khác: loãng xương, buồn nôn, đau bụng, hôn mê, trầm cảm, sa sút trí tuệ,…

Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường

Những xét nghiệm thực hiện tại nhà:

  • Xét nghiệm đường trong nước tiểu
  • Không phổ biến bằng phương pháp xét nghiệm đường trong máu
  • Bình thường: âm tính
  • Kết quả bất thường: chỉ số đường trong nước tiểu tăng

Ưu điểm: Thực hiện tại nhà: thuận tiện

Nhược điểm: Không kiểm soát được kết quả: dễ sai

Những xét nghiệm thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh:

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
  • Thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày
  • Đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra
  • Chẩn đoán là là đái tháo tháo đường khi mức đường trong máu từ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên và kèm theo các triệu chứng như khát nước, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều…
  • Kết quả < 7,8 mmol/L cần làm thêm nghiệm pháp dung nạp đường để khẳng định
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói
  • Thực hiện sau ăn 8 giờ
  • Xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường
Bình thường​ Tiền đái tháo đường​ Đái tháo đường​
Đường huyết lúc đói​ <100 mg/dL​

(<5,6 mmol/L)​

100 – 125 mg/dL​

(5,6 – 6,9 mmol/L)​

≥126 mg/dL​

( ≥7 mmol/L)​

  • Xét nghiệm đường huyết sau ăn 2 giờ, cũng tương tự như đường huyết ngẫu nhiên do lượng nạp vào không thống nhất nên ít có giá trị chẩn đoán nếu đường huyết < 7,8 mmol/L.
  • Xét nghiệm đường huyết bằng cách dung nạp glucose đường uống.

Cách thực hiện

  • Thực hiện sau ăn 8 – 10 giờ
  • Rất có giá trị
  • Dùng để khẳng định ở bệnh nhân có nồng độ glucose huyết tương >6,4 mmol/L nhưng <7,0 mmol/L
Bình thường​ Tiền đái tháo đường​ Đái tháo đường​
Nghiệm pháp dung nạp glucose <140 mg/dL​

(<7,8 mmol/L)​

140 – 200 mg/dL​

(7,8 – 11,1 mmol/L)​

≥200 mg/dL​

(≥11,1 mmol/L)​

Xét nghiệm đường huyết bằng cách dung nạp glucose đường tĩnh mạch

Các xét nghiệm đánh giá theo dõi đường huyết

  • Xét nghiệm định lượng HbA1c: đánh giá kiểm soát đường trong máu 3 tháng.

Nên được làm ít nhất 3 tháng 1 lần (đặc biệt là người bị bệnh đái tháo đường, người trên 45 tuổi và có yếu tố nguy cơ). Là xét nghiệm chính ở người mắc đái tháo đường để theo dõi lượng đường huyết và đánh giá nguy cơ biến chứng

  1. HbA1c < 5,7%: Không bị đái tháo đường.
  2. HbA1c từ 5,7% – 6,4%: Dấu hiệu tiền đái tháo đường, có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.
  3. HbA1c ≥ 6,5%: Dấu hiệu bị bệnh đái tháo đường type 2
  • Xét nghiệm định lượng microalbumin niệu: đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe thận và phát hiện sớm biến chứng tổn thương thận do đái tháo đường. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thận, do nồng độ đường cao tác động đến mạch máu nhỏ ở thận làm xuất hiện protein trong nước tiểu và làm cho thận bị tổn thương không phục hồi . Dưới đây là một số ưu điểm của phương pháp này:
  • Phát hiện sớm biến chứng tổn thương thận: Xét nghiệm microalbumin niệu giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của tổn thương thận, ngay cả khi chưa có dấu hiệu về đạm trong nước tiểu bằng que nhúng. Điều này quan trọng đối với người mắc đái tháo đường, vì giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận nếu được phát hiện sớm. Làm giảm thương tổn thận, giảm chi phí chăm sóc y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Dễ dàng thực hiện tại các cơ sở y tế: Phương pháp xét nghiệm này có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế khác nhau, không yêu cầu trang thiết bị phức tạp. Điều này tạo thuận lợi cho việc triển khai rộng rãi và đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.
  • Giá thành phải chăng: Xét nghiệm microalbumin niệu có giá thành phải chăng so với một số phương pháp xét nghiệm khác. Điều này giúp làm giảm áp lực tài chính cho người bệnh và hệ thống y tế.

Lấy mẫu dễ dàng: Việc lấy mẫu nước tiểu là một quy trình đơn giản, không đau đớn và dễ thực hiện. Điều này giúp tăng cường sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình theo dõi sức khỏe của họ.

Ưu điểm: Được thực hiện bởi KTV chuyên nghiệp: kết quả chính xác

Nhược điểm: Phải tới cơ sở y tế: mất thời gian

  • Các loại xét nghiệm mới theo dõi nồng độ đường huyết

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ cảm biến đã phát triển để người ta có thể đo đường huyết không cần xâm lấn không gây đau đớn, có thể đo liên tục, dùng trong thời gian dài ̣̣(14 ngày), dễ sử dụng. Hãng Abbott đã cho ra đời cảm biến freestyle libre với cảm biến gắn sau cánh tay đo nồng độ đường trong mao mạch trong 14 ngày tương đương nồng độ đường trong tĩnh mạch.

Ưu điểm: không xâm lẫn, không đau. Theo dõi đường liên tục ( trước và sau ăn) trong 14 ngày, giúp cảnh báo sớm khi đường huyết tăng hay giảm quá mức. Dễ sử dụng, hầu như không cần nhân viên đào tạo chuyên nghiệp, bệnh nhân có thể tự theo dõi nồng độ đường của mình.

Nhược điểm: giá thành còn cao.

  • Suy thận

Phân loại bệnh thận mạn (phân loại CKD): 5 giai đoạn theo độ lọc cầu thận (GFR)

Giai đoạn 1: GFR bình thường (≥ 90 mL/phút/1,73 m2) cùng với albumin niệu dai dẳng hoặc bệnh thận liên quan đến cấu trúc hoặc di truyền

Giai đoạn 2: GFR 60 đến 89 mL/phút/1,73 m2

Giai đoạn 3a: GFR 45 đến 59 mL/phút/1,73 m2

Giai đoạn 3b: GFR 30 đến 44 mL/phút/1,73 m2

Giai đoạn 4: GFR 15 đến 29 mL/phút/1,73 m2

Giai đoạn 5: GFR < 15 mL/phút/1,73 m2

Các xét nghiệm theo dõi biến chứng thận

  • Xét nghiệm urê huyết thanh. Theo dõi đánh giá chức năng lọc của thận.
  • Xét nghiệm creatinin huyết thanh
  • Ý nghĩa: Phản ánh chức năng thận. Dấu hiệu cho thấy thận bị tổn thương và suy giảm chức năng.
  • Sử dụng để ước đoán độ lọc cầu thận (eGFR): đánh giá chức năng thận còn tốt hay không?
  • Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR)
  • Ý nghĩa: Sàng lọc và phát hiện tổn thương thận sớm, giúp chẩn đoán bệnh thận mãn tính
  • Theo dõi tình trạng hiện tại của thận, đánh giá chức năng thận
  • Điện giải đồ
  • Xét nghiệm acid uric trong máu
  • Xét nghiệm protein toàn phần huyết tương
  • Xét nghiệm albumin huyết tương
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm định lượng đạm niệu 24h

Rối loạn mỡ máu

Đây là một trong những bệnh của thời đại công nghiệp, gây ra các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến tàn phế cũng như tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm

  • Xét nghiệm mỡ máu

Cholesterol toàn phần

LDL – cholesterol

HDL – cholesterol

Triglyceride

  • Ý nghĩa các xét nghiệm mỡ máu

Đánh giá nguy cơ tim mạch

Rủi ro bị đột quỵ, tai biến mạch máu não

Tử vong, tàn phế

Ung thư

  • Các xét nghiệm tầm soát Ung thư
  • Xét nghiệm PSA: Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt (nam giới)
  • Xét nghiệm AFP: Tầm soát ung thư gan nguyên phát (nam – nữ)
  • Các xét nghiệm dấu ấn ung thư (marker) khác chỉ dùng để theo dõi quá trình điều trị, tái phát ung thư; không dùng để tầm soát phát hiện sớm!

Vấn đề thường gặp phải đối với người khám bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chăm sóc y tế. Dưới đây là hai vấn đề chính mà người khám bệnh thường phải đối mặt:

  • Thất lạc kết quả xét nghiệm:

Mất mát hoặc không tìm thấy kết quả xét nghiệm là một vấn đề nghiêm trọng. Thất lạc thông tin này có thể xảy ra trong quá trình gửi kết quả, lưu trữ tệp tin, hoặc truyền thông giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống y tế. Sự mất mát này có thể dẫn đến việc thiếu sót thông tin quan trọng, gây khó khăn trong việc đưa ra chẩn đoán chính xác và quyết định điều trị. Hiện tại dữ liệu tại các cơ sở y tế hầu như độc lập, cục bộ, nên dữ liệu xét nghiệm hầu như không kết nối được, do đó nếu bệnh nhân không lưu kết quả xét nghiệm của mình hoặc quên mang theo khi khám bệnh, người bác sĩ có thể không có một số thông tin quan trọng để chẩn đoán, theo dõi bệnh.

  • Không theo dõi được các kết quả xét nghiệm trong các giai đoạn bệnh:

Việc không có khả năng theo dõi kết quả xét nghiệm qua các giai đoạn của bệnh là một vấn đề lớn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh lý phức tạp hoặc có sự biến động theo thời gian. Không theo dõi được các chỉ số y tế trong quá trình điều trị làm giảm khả năng đánh giá hiệu quả của liệu pháp và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc. Những vấn đề trên không chỉ gây khó khăn cho người khám bệnh mà còn ảnh hưởng đến sự hiệu quả của hệ thống chăm sóc y tế.

Giải pháp lưu trữ bằng các phần mềm quét văn bản trên điện thoại thông minh:

  • Microsoft Lens: PDF Scanner
  • Tự động nhận diện tài liệu, xóa viền, chi tiết thừa
  • Chuyển ảnh vừa quét sang file pdf, word, excel
  • Hỗ trợ đọc văn bản bằng tiếng Việt

  • CamScanner – PDF Scanner App
  • Quét, scan tài liệu, văn bản, giấy tờ
  • Có thể ghép chữ ký vào tài liệu
  • Đồng bộ hóa nhanh tài liệu qua các thiết bị

  • Adobe Scan: Máy quét PDF và OCR
  • Xóa những điểm không vừa ý và tái sử dụng
  • Tìm nội dung với tính năng tìm kiếm thông minh
  • Quét và lưu lại các danh thiếp để liên lạc

  • Fast Scanner: Free PDF Scan
  • Cung cấp nhiều công cụ sửa ảnh sau khi quét
  • Xuất sang file ảnh hoặc PDF dễ dàng
  • Chia sẻ file nhanh chóng qua email, Bluetooth

  • Kết luận:

Liên thông xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và chăm sóc bệnh nhân, nhờ việc liên thông các xét nghiệm bệnh nhân không cần xét nghiệm lại sau khi khám chữa bệnh ở tuyến khác vì đã có kết quả xét nghiệm trước đó đồng thời bệnh nhân được điều trị và kết quả như nhau. Từ đó các điểm quyết định lâm sàng có thể được áp dụng 1 cách an toàn làm nâng cao chất lượng dịch vụ và người dân có thể sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới.

——–

PGS. TS. BS. VŨ QUANG HUY

Chủ tịch Chi hội Quân dân y TP. HCM

Chủ tịch CLB Hội các trường đào tạo KT/XN Việt Nam và Đông Nam Á (ASEAN)
Ban Điều phối Quỹ Toàn cầu – Global Fund