loader

CÁC BỆNH DỊ ỨNG THƯỜNG GẶP TRONG MÙA HÈ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Dị ứng thường xảy ra mỗi khi chuyển mùa. Có dị ứng thường gặp vào mùa xuân, có dị ứng thường gặp hơn vào mùa hè,, mùa thu, mùa đông. Có dị ứng quanh năm, nhưng khi thời tiết thay đổi thì có đợt cấp tính, hoặc nặng lên. Nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu dị ứng theo mùa để phòng ngừa và điều trị là một việc rất cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe. Mùa hè có đặc điểm nhiệt độ cao, nóng nực nhất trong năm, dẫn đến tình trạng các nguồn dị nguyên như côn trùng, phấn của cỏ phấn hương,… phát triển mạnh. Đặc biệt ở Việt Nam là xứ nhiệt đới nóng ẩm, mùa hè mưa nhiều là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, mạt bụi nhà sinh sôi, trong khi phấn hoa giảm đi do mưa làm các hạt phấn hoa bị giữ lại trên mặt đất.

Năm 2018, tạp chí Find an Allergist Find Relief của American College of Allergy, Asthma, and Immunology đã thống kê cho thấy dị ứng môi trường (bao gồm viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc mắt,…) đứng đầu bảng số liệu, với tỉ lệ khoảng 25% dân số Mỹ. Trong đó dị ứng môi trường theo mùa chiếm khoảng 15%. Các bệnh dị ứng còn lại là: dị ứng thức ăn chiếm 18,4%, dị ứng thuốc nặng chiếm 3-6%, dị ứng nọc độc côn trùng chiếm 5%, dị ứng latex chiếm 4.3%, dị ứng da chiếm 4%.

Người bị dị ứng trong mùa hè thường bị nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè, đỏ mắt,… ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh dị ứng cần được bác si chẩn đoán đúng: đúng bệnh dị ứng, đúng tác nhân gây dị ứng, đúng giai đoạn bệnh để có cách điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.

Theo TS.BS.Nguyễn Nam Hà, Trưởng đơn vị Tai-Mũi-Họng Phòng khám Đa khoa Trường ĐHYK Phạm Ngoc Thạch, người bệnh cần được chẩn đoán phân biệt viêm hô hấp do dị ứng hay do nguyên nhân khác. Bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ giúp xác định tình trạng dị ứng đường hô hấp ở giai đoạn viêm mũi hay đã có ảnh hưởng đến xoang, tai giữa, phế quản,…để việc điều trị bệnh, cũng như chi phí y tế đạt hiệu quả nhất. Trong phòng ngừa dị ứng, ngoài việc tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, xịt mũi phun sương và súc họng hàng ngày góp phần làm giảm gánh nặng dị ứng ở đường hô hấp.

XỊT MŨI PHUN SƯƠNG, SÚC HỌNG ĐÚNG CÁCH