
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, vì vậy mỗi khi bị bệnh, cả bộ máy hô hấp đều bị ảnh hưởng. Mũi tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố gây bệnh nên những bệnh viêm đường hô hấp thường bắt đầu bằng viêm mũi. Người bệnh hay nuốt mủ từ mũi chảy xuống.
Về giải phẫu mũi xoang:
Hình 1: Các thành của hốc mũi
Hình 2: Vẹo vách ngăn
Về sinh lý mũi:
- Chức năng hô hấp (Làm sạch, làm ấm, làm ẩm)
- Chức năng khứu giác (Chiếm phần trên hố mũi)
- Chức năng phát âm
Về sinh lý bệnh: Những nơi có khả năng bị hẹp hoặc sưng nề sẽ làm giảm lưu thông khí ở mũi và xoang, từ đó gây nên bệnh lý ở vùng mũi xoang
Những phương pháp điều trị & vệ sinh mũi xoang
1. Xì Mũi
2. Nhỏ thuốc vào mũi
3. Xông hơi nước nóng
4. Phun hơi thuốc
5. Khí dung
6. Phương pháp trao đổi khí thuốc (Proet)
7. Phương pháp rửa mũi kinh điển
8. Phương pháp rửa mũi theo kiểu mới
9. Rửa mũi xoang bằng máy phun hút qua nội soi
Rửa mũi xoang bằng nước muối 9%o là phương pháp điều trị nội khoa viêm mũi xoang mạn đã có từ lâu. Tai mũi họng thực hành của GS Võ Tấn (1968) mô tả cách tự rửa mũi bằng bình nước muối treo trên cao với kim xịt nước vào hố mũi.
Rửa mũi xoang bằng máy phun hút qua nội soi
– Máy hút
– Máy phun thay đổi áp lực tia nước xịt
=> Liên kết với nhau nhờ đầu phun hút “Linh Động”, đường kính 1,6 – 2,2 mm có thể đưa vào các lỗ thông xoang.
– Tư thế đầu thấp tránh sặc
Tóm lại, vệ sinh mũi xoang có rất nhiều công cụ (Bình xịt mũi, máy phun khí dung) và điều trị viêm mũi xoang cũng có rất nhiều phương pháp, đặc biệt là phương pháp rửa mũi xoang bằng đầu phun hút qua nội soi