Bí quyết chăm sóc thai kỳ đúng cách !
Chăm sóc thai kỳ luôn là một vấn đề mà các bậc làm cha làm mẹ quan tâm, bởi lẽ, chăm sóc thai kỳ chính là chăm sóc sức khoẻ cho mẹ và bé. Hơn thế, chăm sóc thai kì còn nhằm để phát hiện ra cái biến cố thai kì, từ đó, gia đình có thể chuẩn bị một tâm thế tốt nhất để chào đón bé chào đời cũng như các nhân viên y tế nắm được tình trạng và đưa ra phương hướng, tiên lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, sức khoẻ của mẹ bầu trong và sau thai kì luôn phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn gây hại, chẳng hạn như tiền sản giật, đái tháo đường thai kì, … bởi vì thế mà các nhà lâm sàng và thai phụ luôn đề cao sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Vì chính tầm quan trọng của chăm sóc sức khoẻ sinh sản như thế mà các nhân viên y tế cũng cần thưc hiện tư vấn để các cặp vợ chồng có thể nắm được các thông tin sinh sản đồng thời các cặp vợ chồng phải thực hiện đủ và đúng các quy trình chăm sóc sức khoẻ bảo gồm khám thai, chủng ngừa, xét nghiệm, theo dõi.
Thại kỳ bình thường sẽ có độ dài là 40 tuần (280 ngày) kể từ ngày bắt đầu của kỳ kinh cuối cùng. Ngày kinh cuối cùng là một điểm mốc để đánh dấu sự kiện có thai. Tuần thứ 3 là khoảng thời gian xảy ra hiện tượng thụ tinh, vận chuyện trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung cho đến khi phôi thoát màng và bắt đầu tiến triển làm tổ. Tuần thứ 4 là khoảng thời gian làm tổ. Vào tuần thứ 5,phôi được cấu tạo bởi 3 lớp tế bào: ngoại bì phôi, trung bì phôi và nội bì phôi. Tuần thứ 6, bắt đầu có hoạt động của tim phôi. Tuần thứ 7, nhìn thấy phôi trên siêu âm. Tuần thứ 8 và thứ 9, bớt uốn cong và rởt thành dạng thẳng. Chiều dài phôi phát triển tuyến tính, với tốc độ phát triển khoảng 1m mỗi ngày. Kể từ thời điểm này trở đi, phôi thai chính thức được gọi là thai nhi.
Hình 1. Quá trình phát triển phôi thai và thai nhi.
Khám thai
Khám thai là điều đầu tiên mà các thai phụ cần quan tâm sau khi phát hiện mình mang thai và luôn cần thực hiện xuyên suốt khi mang thai.
Khám thai nhằm:
- Xác định:
- Có thai, vị trí thai, số thai.
- Tuổi thai, ngày dự sinh.
- Đánh giá phát triển thai.
- Phát hiện bệnh lý ảnh hưởng thai kỳ qua hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng.
Phác đồ khám thai:
- Thai kỳ nguy cơ thấp:
- Có thai – 28 tuần: khám mỗi 4 tuần
- Thai 28 – 36 tuần: khám mỗi 2 tuần
- Thai 36 – 39 tuần: khám mỗi 1 tuần
- Từ 39 tuần: theo hẹn của bác sĩ
- Thai kỳ nguy cơ cao:
- Áp dụng phác đồ thai kỳ nguy cơ thấp trong 1 số trường hợp
- Tùy tình trạng sản phụ sẽ có lịch hẹn riêng và dày hơn
Mỗi lần khám thai:
- Thai phụ: nêu tình trạng sức khỏe cá nhân, bất thường cảm nhận được khi mang thai
- Nữ hộ sinh:
- Ghi nhận sinh hiệu, cân nặng, da niêm, phù
- Đo bề cao tử cung
- Nghe tim thai
- Hướng dẫn làm xét nghiệm
- Bác sĩ
- Khám, đánh giá toàn trạng, phát triển thai
- Chỉ định xét nghiệm, xem và giải thích kết quả
- Chỉ định, hướng dẫn dùng thuốc
Lưu ý: Khi khám thai cần nắm được BMI của thai phụ trước khi mang thai nhằm đối chiếu với BMI sau khi mang thai từ đó có thể đưa ra đánh giá đúng về sự thay đổi cân nặng của thai phụ.
Xét nghiệm
Các xét nghiệm sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn khác nhau của thai kì
3 tháng đầu:
- Khám 2-3 lần
- Khi phát hiện trễ kinh và khám thai đầu tay cận lâm sàng mà sản phụ cần thực hiện. là siêu âm đánh giá mang thai và xét nghiệm đường huyết bất kì
- Sàng lọc tam cá nguyện thứ nhất:
- Mẹ: thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, nhóm máu ABO-Rh, cấy máu, tổng phân tích nước tiểu nhằm phát hiện ra các nguy cơ tiền sản giật khi mang thai
- Con: dị tật (SA hình thái học, Double test/NIPT)
Hình 2. Một số hình ảnh siêu âm ở tuần thứ 4, thứ 5, thứ 6 từ trái sang phải.
3 tháng giữa:
- 4 tuần sau sàng lọc tam cá nguyện thứ nhất: tiêm VAT và xét nghiệm nước tiểu.
- 20 – 23 tuần 6 ngày: Siêu âm 4 chiều và xét nghiệm nước tiểu
- 24 – 33 tuần 6 ngày: thai phụ cần thực hiện sàng lọc đái tháo đường thai kỳ
Hình 3. Siêu âm 4 chiều.
3 tháng cuối:
- Khám > 5 lần
- Xét nghiệm nước tiểu
- 29 – 32 tuần: đánh giá chậm tăng trưởng (SA Doppler)
- Đo sức khỏe thai: thai ≥ 32 tuần
- Sàng lọc ĐTĐ thai kỳ: 24 – 33 tuần 6 ngày từ 24-34 tuần 6 ngày
- Sàng lọc nhiễm trùng sơ sinh (36 – 37 tuần 6 ngày): GBS
Cần chú ý các sản phụ có nhiễm trùng vì có khả năng cao lây truyền cho thai nhi nhưng chỉ có 2% triệu chứng nặng.
Sàng lọc TCN I 11 – 13 tuần 6 ngày |
Sàng lọc TCN II 14 – 27 tuần 6 ngày |
Sàng lọc TCN III 28 tuần – sinh |
▪ Mẹ: công thức máu, nhóm máu, HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B, nước tiểu, ĐH bất kỳ, nguy cơ tiền sản giật ▪ Thai: nguy cơ dị tật thai |
Siêu âm Soft marker (±) Siêu âm 4 chiều ĐTĐ thai kỳ |
|
Bảng 1. Tóm tắt các xét nghiệm trong quá trình chăm sóc thai kỳ
Xét nghiệm tiền sản “ kỹ thuật cao”
- Phân tích gene: NIPT
- Phát hiện bệnh di truyền đơn gene lặn: thalassemie, thiếu men G6PD, HC Down, HC Turner …
- Phát hiện bệnh di truyền đơn gene trội: xương thủy tinh, loạn sản sụn, động kinh, thiểu năng trí tuệ, HC Noonan
Tuy nhiên, “biết nhiều” là tốt hay không tốt ? Vì bởi lẽ khi thực hiện NIPT có thể phát hiện ra những nguy cơ mang bệnh của thai nhi sẽ mang đến một tâm lý lo sợ cho thai phụ nhưng “biết nhiều” cũng sẽ mang lại những tư vấn phù hợp nhất cho thai kỳ.
Tiêm chủng
Ngừa uốn ván
- Con so: tiêm 2 mũi
- 2 mũi cách nhau 1 tháng
- mũi 2 trước sinh 1 tháng
- Con lần 2: tiêm 1 mũi miễn chích trc sinh 1 tháng
- Con 3,4: tiêm 1 mũi
- Tiêm đủ 5 mũi: không tiêm nữa
Đối với những sản phụ trước khi mang thai đủ 5 mũi thì không cần chích nữa.
Hình 4. Tiêm chủng ở sản phụ
Theo dõi
Sức khỏe thai phụ |
Phát triển thai |
GDSK và tái khám |
|
|
▪ Đau bụng từng cơn ▪ Ra huyết/ ra nước ▪ Thai máy ít/ yếu ▪ Nhức đầu, hoa mắt ▪ Khác: khó thở … |
Bảng 2. Theo dõi thai kỳ
Tổng kết, chăm sóc sức khoẻ sinh sản luôn luôn được các cặp vợ chồng cũng như các nhà lâm sàng quan tâm. Vì những ưu điểm mà việc chăm sóc mang tới, nên sản phụ và gia đình phải hiểu và tuân thủ theo các khuyến cáo từ bộ y tế ban hành, đồng thời, các phòng khám, bệnh viện, nhân viên y tế thực hiện đúng và đủ các bước, hướng dẫn, tư vấn đến các mẹ bầu cũng như gia đình.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO:
[1] Bài thuyết trình về chăm sóc thai kỳ của ThS.BS. Việt Thị Minh Trang.
[2] Giáo trình bài giảng Sản khoa của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Bài Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ của tác giả Đỗ Thị Ngọc Mỹ. Tô Mai Xuân Hồng