Viêm Da Tiếp Xúc
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc (còn gọi là chàm tiếp xúc) là một nhóm bệnh về da, trong đó phản ứng trên da là do tiếp xúc trực tiếp với tác nhân kích thích (Viêm da kích thích) hoặc dị ứng (Viêm da dị ứng). Bệnh có thể là cấp tính hoặc kéo dài. Viêm da tiếp xúc gần như luôn gây ngứa và thường là thương tổn ở tay.
Bệnh viêm da tiếp xúc trông như thế nào?
Viêm da tiếp xúc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào của cơ thể (thường là vùng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh). Da bị ảnh hưởng có thể có các đặc điểm sau đây.
- Đỏ (ban đỏ)
- Các vết phồng rộp nhỏ (mụn nước) hoặc lớn (bóng nước)
- Sưng (phù nề)
- Khô hoặc đóng mài
- Nứt nẻ da
- Lichen hoá (da dày lên, có lớp lót)
- Tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố da
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc được thực hiện ra sao?
Viêm da tiếp xúc thường được chẩn đoán sau khi xem xét bệnh sử và các tác nhân có thể gây bệnh. Bệnh thường phổ biến ở những người có công việc như dọn dẹp, nhân viên y tế, chế biến thực phẩm, làm tóc…
- Viêm da kích thích có thể xảy ra ngay khi tiếp xúc nhưng phổ biến hơn là sau khi tiếp xúc nhiều lần với chất gây kích ứng như do chà sát, ngâm lâu trong nước, axit nhẹ hoặc xà phòng và các dung dịch khác. Thông thường, chỉ vùng da tiếp xúc với chất kích ứng bị ảnh hưởng còn tình trạng lan rộng hơn là không phổ biến. Viêm da kích thích thường phổ biến ở những người có cơ địa (tiền sử mắc bệnh chàm dị ứng), da nhạy cảm và thường bị tổn thương.
- Viêm da dị ứng thường xảy ra bất ngờ ngay sau khi tiếp xúc chất gây dị ứng đã được biết trước đó. Dù chỉ với một lượng nhỏ chất gây dị ứng cũng có thể gây viêm da trên các vị trí tiếp xúc. Khác với viêm da kích thích, Viêm da dị ứng có thể lan rộng hơn vùng tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng.
Điều trị viêm da tiếp xúc như thế nào?
Khi đã xác định được nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, điều quan trọng là tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng. Dù nguyên nhân gây ra viêm da là gì, thì chức năng bảo vệ của da đã bị tổn thương và tình trạng sẽ nặng thêm nếu da vẫn tiếp xúc với các chất kích ứng.
- Tránh xà phòng, sử dụng các dung dịch có độ pH cân bằng cho da
- Đeo găng tay và đồ bảo hộ thích hợp
- Lau khô da cẩn thận sau khi vệ sinh tay
- Thường xuyên thoa các dung dịch dưỡng ẩm cho vùng da tổn thương
Để chẩn đoán chính xác bệnh, đưa ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả hãy đến khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Da Liễu. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa đại học Y Phạm Ngọc Thạch sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị để chăm sóc các vấn đề sức khoẻ cho da.