Ngủ là một nhu cầu bắt buộc của cơ thể người và động vật, chính vì vậy con người sẽ dành ⅓ thời gian để ngủ, thế nhưng giấc ngủ của chúng ta sẽ giảm dần về mặt thời gian theo độ tuổi. Mỗi độ tuổi sẽ có một nhu cầu về giấc ngủ, thời lượng giấc ngủ lý tưởng khác nhau.
Hình: Khuyến nghị về thời lượng giấc ngủ theo độ tuổi từ National Sleep Foundation
Ngủ là một trạng thái đặc biệt của cơ thể, hệ thần kinh không/ít phản ứng với môi trường phần lớn các giác quan không hoạt động, hoặc hoạt động ở mức độ thấp.
Có một số dạng ngủ khác nhau như: Ngủ theo chu kỳ ngày đêm; Ngủ do thuốc ngủ hay gây mê; Ngủ theo chu kỳ mùa; Ngủ thôi miên hay ngủ bệnh. Con người bình thường hay ngủ theo chu kỳ ngày đêm, thời gian bắt đầu và kết thúc của ngày đêm phụ thuộc vào thói quen, tính chất, nhu cầu của mỗi người. Về mặt sinh học, thời điểm đi ngủ tốt nhất sẽ vào mốc thời gian 21h00, là thời điểm não bắt đầu bài tiết melatonin để giúp cho quá trình ngủ dễ hơn. Melatonin là hormone tự nhiên của cơ thể con người, là tín hiệu kích thích con người nên đi ngủ. Cơ thể có những thời điểm mà mỗi cơ quan sẽ làm việc ở mức độ tối đa và thời điểm cơ quan đó ở trạng thái nghỉ ngơi (Thời điểm tối ưu và tối thiểu của một cơ quan).
Hình: Nhịp sinh học ngày – đêm
Dựa trên sự biến đổi các sóng trên điện não đồ ghi được trong giấc ngủ, người ta chia giấc ngủ ra làm hai pha: Pha ngủ chậm vì trong pha này trên điện não đồ có các sóng chậm (sóng theta và delta chiếm ưu thế) và pha ngủ nhanh vì trên điện não đồ xuất hiện các sóng nhanh (sóng beta).
Dựa trên cử động mắt trong khi ngủ, người ta chia giấc ngủ ra thành 2 giai đoạn: Giai đoạn có cử động mắt nhanh (REM hay còn gọi là giai đoạn vi thức giấc/Giấc ngủ đảo nghịch) và giai đoạn không cử động mắt nhanh (NREM). Các chu kỳ này có sự pha trộn với nhau, mỗi đêm sẽ lặp lại từ 4-6 chu kỳ giấc ngủ. Số chu kỳ phụ thuộc vào tổng thời gian ngủ của mỗi người. Chu kỳ ngủ đầu tiên dao động từ 70-100 phút, từ chu kỳ thứ hai trở đi sẽ dao động từ 90-120 phút. Việc chu kỳ ngủ lặp lại phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ.
Hình: Chu kỳ của một giấc ngủ
Các rối loạn giấc ngủ thường gặp
- Mất ngủ
Theo thống kê của National Institutes of Health (NIH), trên 30% dân số than phiền về mất ngủ. Mất ngủ là tình trạng khi chúng ta có một hoặc cả ba yếu tố sau: Khó khởi đầu giấc ngủ; Khó duy trì giấc ngủ; Thức dậy sớm, khó ngủ trở lại. Tuy nhiên, mất ngủ được nói đến khi chúng ta có đủ thời gian, cơ hội để ngủ, không hài lòng về giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến chức năng ban ngày. Một số nguyên nhân loại trừ: Tình trạng mất ngủ do sử dụng thuốc, rối loạn giấc ngủ khác.
- Mất ngủ cấp tính: Dưới 3 tháng
- Mất ngủ mạn tính: Trên 3 tháng và xuất hiện tối thiểu 3 đêm/tuần
Yếu tố nguy cơ của tình trạng mất ngủ: Tuổi; Tâm lý – Xã hội; Bệnh lý đi kèm; Công việc – Sinh hoạt.
Nên làm gì khi mất ngủ: Xác định nguyên nhân; Thay đổi thói quen và hành vi; Liệu pháp điều trị không dùng thuốc; Theo dõi đánh giá và điều chỉnh.
- Rối loạn hô hấp liên quan giấc ngủ
Khi ngủ, các cơ trên cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi và hoạt động chức năng đều giảm. Cơ vòm hầu bị giãn quá mức sẽ làm hẹp/tắc đường thở gây ra tình trạng ngưng thở tắc nghẽn ở ngoại vi khi ngủ.
Hình: Rối loạn hô hấp liên quan giấc ngủ
Yếu tố nguy cơ của tình trạng rối loạn hô hấp liên quan giấc ngủ:
- Thừa cân – béo phì: Tích tụ mỡ quanh đường dẫn khí trên, góp phần làm tắc nghẽn đường thở và dẫn khí.
- Bất thường cấu trúc sọ – hàm – mặt: Thường gặp là xương hàm trên bất thường. Kích thước xương hàm dưới ngắn, phì đại amidan…
- Thuốc lá: Gây viêm và phù nề đường dẫn khí.
- Tuổi cao – rượu bia: Giảm trương lực cơ đường dẫn khí.
- Giới tính: Nam cao hơn nữ.
Dấu hiệu nhận biết:
BAN NGÀY | BAN ĐÊM |
|
|
Hậu quả:
- Sức khỏe và tinh thần: Buồn ngủ, mệt mỏi, không tập trung, sa sút trí tuệ…
- Nguy cơ tai nạn: Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động…
- Bệnh lý đồng mắc:
- 40-80% ở bệnh nhân suy tim, bệnh mạch vành, tăng áp phổi, rung nhĩ, đột quỵ.
- Cơn thiếu máu não thoáng qua, thiếu máu cục bộ, đột quỵ: > 60%
- Tăng huyết áp kháng trị: >70%; Tiểu đường type 2: 60-70%
- Bệnh hô hấp: Trẻ hen (65,9%/0
- Hen, COPD, ACO: 35,5-64,4%; Xơ phổi: 60%
- Rối loạn ngủ nhiều trung ương
- Ngủ rũ type I: Kèm mất trương lực cơ đột ngột.
- Ngủ rũ type II: Thường không kèm mất trương lực cơ đột ngột.
- Hội chứng Kleine-Levin: Buồn ngủ quá mức ban ngày, có thể lên đến 20 giờ/ngày
- Ngủ nhiều vô căn
- Rối loạn nhịp sinh học thức-ngủ
- Rối loạn pha thức-ngủ:
- Rối loạn pha thức-ngủ muộn
- Rối loạn pha thức-ngủ sớm
- Rối loạn làm việc ca.
- Rối loạn thay đổi múi giờ.
- Rối loạn nhịp thức-ngủ không theo 24 giờ.
- Rối loạn nhịp thức-ngủ bất định.
- Rối loạn cận giấc ngủ
- Rối loạn cận giấc ngủ NREM.
- Rối loạn cận giấc ngủ REM.
- Các rối loạn cận giấc ngủ khác:
- Hội chứng đầu nổ tung
- Ảo giác khi ngủ
- Tiểu dầm
- Mộng du
- Rối loạn vận động khi ngủ
- Hội chứng chân không yên.
- Rối loạn cử động chi có chu kỳ khi ngủ.
- Nghiến răng.
- Các rối loạn vận động khi ngủ khác (thường gặp ở trẻ nhỏ):
- Cử động cơ thể qua lại
- Đập đầu
- Lắc đầu
- Lăn khi ngủ
- Lăn chân
Các kỹ thuật thăm dò giấc ngủ hiện nay
- Bộ câu hỏi khảo sát chất lượng giấc ngủ
- Nhật ký giấc ngủ
- Đo đa ký hô hấp
- Đo đa ký giấc ngủ: Tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá rối loạn giấc ngủ.
Tóm lại, giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe của bạn, cơ thể cần ngủ đủ thời gian quy định. Rối loạn giấc ngủ có nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau, khi có bất thường về giấc ngủ, cần được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia về giấc ngủ. Không tự ý sử dụng thuốc để ngủ, mọi điều trị có can thiệp cần được hướng dẫn bởi các Bác sĩ chuyên khoa.