Theo một nghiên cứu tại Đức, giáo viên và nhân viên văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 19%.Tuy nhiên, một nghiên cứu khác tại Pháp cho thấy tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp ở giáo viên đứng hàng đầu.

Đường hô hấp là đường dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào phổi, được tính từ mũi đến phế nang trong phổi. Dựa vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu, đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, đường hô hấp trên gồm các bộ phận mũi, miệng, hầu, họng, xoang và thanh quản; Đường hô hấp dưới gồm khí quản, cây phế quản và phế nang.

Để trở thành bệnh mạn tính ở đường hô hấp, chúng ta phải mắc rất nhiều đợt bệnh cấp tính, điều trị không tốt, cơ thể nhạy cảm hơn. Các bệnh hô hấp thường gặp ở nhà giáo có thể kể đến như: Viêm mũi cấp; Viêm mũi xoang cấp; Viêm mũi mạn; Viêm mũi mạn; Viêm mũi xoang mạn; Viêm họng; Khàn tiếng; Viêm thanh quản; Ung thư thanh quản; Viêm phế quản cấp/mạn tính; Viêm tai mũi họng

Viêm mũi cấp

Nguyên nhân:

  • Tiếp xúc với môi trường bất lợi: Lạnh, khói xe, khói thuốc lá,…
  • Nhiễm virus: Adenovirus, Rhinovirus, sởi, cúm,…

Triệu chứng cơ năng: Nghẹt mũi, sổ mũi trong, hắt hơi, sau vài ngày có thể có nuốt đau

Thường tự khỏi sau 5-7 ngày, điều trị triệu chứng, không cần kháng sinh.

Viêm mũi xoang cấp

Thường xảy ra sau viêm mũi cấp 5-7 ngày do không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm.

Tác nhân gây bệnh: Vi trùng (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kỵ khí,…)

Nếu không điều trị hoặc điều trị không tốt có thể có biến chứng, chuyển sang bệnh mạn tính.

Triệu chứng cơ năng: Nghẹt mũi, sổ mũi nhầy trắng, đau hàm mặt

Cận lâm sàng: Thường nội soi là đủ chẩn đoán

Điều trị tại chỗ và toàn thân.

Viêm mũi mạn

Viêm mũi từng đợt hoặc dai dẳng cả năm

Thể lâm sàng:

  • Bệnh lý viêm nhiễm trùng: Viêm mũi lao, phong, giang mai, nấm
  • Bệnh lý viêm không nhiễm trùng: Viêm mũi dị ứng; Viêm mũi không dị ứng (Viêm mũi vận mạch; Viêm mũi do thuốc, Viêm mũi nội tiết; NARES; Viêm mũi nghề nghiệp; Viêm mũi độc chất;…)

Tác nhân: Dị ứng nguyên (Mạt bụi nhà, phân và xác gián, phấn hoa,…)

Triệu chứng cơ năng: Nghẹt mũi, sổ mũi trong, hắt hơi, ngứa mũi, mắt, miệng

Cận lâm sàng: Xét nghiệm tìm dị ứng (Phản ứng da, IgE chuyên biệt)

Điều trị:

  • Thuốc kháng viêm dạng uống, xịt
  • Thuốc chống dị ứng, chỉ uống kháng sinh khi bội nhiễm (Thường ít gặp)
  • Giải mẫn cảm đặc hiệu

Viêm mũi xoang mạn

Triệu chứng dai dẳng >8 tuần hoặc tái phát >4 lần/năm

Phân loại theo tác nhân gây bệnh:

  • Viêm mũi xoang mạn dị ứng: Mạt bụi nhà, xác gián, phấn hoa,…
  • Viêm mũi xoang mạn nhiễm trùng: Kỵ khí, Alpha streptococci, Streptococcus aureus, Pseudomonas,…
  • Viêm mũi xoang mạn nhiễm trùng thể đặc biệt

Triệu chứng cơ năng: Nghẹt mũi, sổ mũi nhầy/mủ, khịt khạc nhầy/mủ, đau hàm mặt, giảm/mất khứu giác

Điều trị:

  • Thuốc kháng viêm uống, xịt
  • Điều trị tại chỗ: Xịt/rửa mũi nước muối đẳng trương/ưu trương, xông hơi tinh dầu,…
  • Phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại
  • Điều trị nguyên nhân

Viêm họng

Họng: Ngã tư giữa đường ăn và đường thở; Là chốt chặn sau cùng bảo vệ đường hô hấp dưới.

Nguyên nhân:

  • Viêm họng cấp: 50% là virus (Adenovirus; Rhinovirus; Influenza A và B,…); 20% vi trùng; 30% là các nguyên nhân khác (Nấm, khói bụi, hóa chất,…)
  • Viêm họng mạn: Triệu chứng kéo dài >3 tháng hoặc >4 lần/năm; do viêm mũi xoang mạn, trào ngược họng – thanh quản, chất kích thích (Rượu bia, thuốc lá, khói bụi,…), bệnh lý răng miệng (Viêm nha chu, sâu răng,…), bệnh lý đặc biệt (Lao, phong, giang mai,…)

Triệu chứng:

  • Nuốt vướng, tằng hắng
  • Khô họng, ngứa họng
  • Có hạt, mảng dày ở thành sau họng
  • Amidan quá phát

Triệu chứng đợt cấp:

  • Nuốt đau, nuốt khó
  • Họng đỏ, phù nề. Bựa trắng, giả mạc, loét nông, bóng nước
  • Nổi hạch cổ
  • Sốt, ớn lạnh
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Đau nhức cơ thể

Điều trị:

  • Tại chỗ: Súc họng, miệng; Thuốc ngậm, bôi họng; Xịt họng, khí dung họng
  • Toàn thân: Hạ sốt, giảm đau; Kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ; Uống nhiều nước; Kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nếu có nhiễm khuẩn
  • Điều trị nguyên nhân

Tiếp cận khàn tiếng: Khàn tiếng thường bị xem đồng nghĩa với “Viêm thanh quản”, tuy nhiên cần được chẩn đoán chính xác thông qua nội soi thanh quản. Bệnh thường gặp ở ca sĩ, giáo viên,…với các triệu chứng đi kèm như nuốt đau, nuốt khó, ho, hụt hơi, khó thở, tiếng rít.

Viêm thanh quản: Thanh quản là cơ quan phát âm, hình ống, nằm ở giữa cổ. Viêm thanh quản được chia thành cấp và mạn, được thăm khám qua nội soi thanh quản

Nguyên nhân:

  • Viêm thanh quản cấp: Nhiễm khuẩn; Chấn thương
  • Viêm thanh quản mạn; Trào ngược họng – thanh quản; Chấn thương (Lạm dụng giọng nói, hát, ho kéo dài); Chất kích thích; Viêm mũi xoang mạn; Bệnh lý răng miệng; Bệnh lý đặc hiệu (Lao, phong, giang mai,…)

Khàn tiếng đặc trưng: Vỡ giọng, tắt tiếng từng hồi, ho khàn giọng, có thể nuốt đau, khó thở.

Cận lâm sàng: Nội soi thanh quản; Đo pH 24 giờ đầu dò đôi

Xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt: Xét nghiệm máu, cấy dịch, theo dõi pH, phóng xạ đồ iod,…

Điều trị:

  • Tại chỗ: Súc họng, miệng; Hạn chế nói, cai thuốc lá; Xịt họng, khí dung họng
  • Toàn thân: Hạ sốt, giảm đau; Kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ; Uống nhiều nước; Kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nếu có nhiễm khuẩn; Thuốc ho
  • Điều trị nguyên nhân

Ung thư thanh quản: Đứng hàng thứ 2 trong ung thư đầu cổ

Nguyên nhân: Tổn thương gen do các yếu tố nguy cơ

Điều trị: Phẫu thuật; Xạ trị; Hóa trị. Các điều trị tùy theo bệnh nhân có thể phối hợp nhiều hoặc ít.

Viêm phế quản: Là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm, sung, tiết dịch → Triệu chứng điển hình là ho có đờm. Có hai dạng: Cấp hoặc mạn tính.

Nguyên nhân: Tiếp xúc môi trường bất lợi; Nhiễm virus, vi khuẩn.

Viêm phế quản mạn tính: Có xu hướng tái phát, kích ứng niêm mạc phế quản gây ho kéo dài → Dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phể thủng.

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi:

  • Tiếp xúc môi trường bất lợi kéo dài: Khói xe, thuốc lá, hóa chất,…–> Nhiều đợt viêm phế quản cấp.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp: Hen suyễn, xơ nang.
  • Bệnh trào ngược họng – thanh quản

Sau khi các triệu chứng của đợt cấp tính đã biến mất, ho có thể kéo dài thêm vài tuần.

Chẩn đoán: Xquang ngực; Đo chức năng phổi; Xét nghiệm máu; Nội soi phế quản; Kháng sinh đồ; Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên; Xét nghiệm dịch nhầy tìm vi khuẩn.

Điều trị: Chủ yếu là dùng thuốc, thuốc xịt họng hoặc khí dung thường hiệu quả.

Cách chăm sóc tai mũi họng hằng ngày để phòng bệnh hô hấp

  • Rửa tay dưới vòi nước sạch/nước rửa tay khô
  • Chăm sóc mũi: Loại bớt virus, vi khuẩn trong họng bằng cách xịt mũi bằng nước muối sinh lý (Bình xịt mũi phun sương) hoặc gói muối pha y tế.
  • Chăm sóc họng: Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý 5 lần/ngày
  • Đeo khẩu trang
  • Giữ khoảng cách >2m
  • Tăng cường sức đề kháng hô hấp: Tinh thần an vui; Tập thể dục đều đặn; Dinh dưỡng hợp lý, giấc ngủ chất lượng

Bệnh tai mũi họng là bệnh phổ biến. Nhiều nghiên cứu trong y văn cho thấy, dù thường không nặng nhưng nếu bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần trong năm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc chăm sóc tai mũi họng hằng ngày giúp phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị các bệnh tai mũi họng nên được thực hiện đều đặn. Các động tác và cách làm cần được hướng dẫn sao cho hiệu quả.