HÔ HẤP VÀ VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU CHO BỆNH NHÂN HẬU COVID-19 AN TOÀN

Để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 một cách toàn diện, ngay từ khi nhập viện đã phải tiến hành việc điều trị Covid-19 kết hợp chương trình Phục hồi chức năng. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn còn rất nhiều triệu chứng về mặt chức năng ngay cả khi đã điều trị ổn định bệnh lý Covid-19 như khó thở, khó khăn khi vận động như dịch chuyển trên giường hay di chuyển trong phòng, một phần do quá trình điều trị nằm lâu một phần từ di chứng mà căn bệnh Covid-19 để lại.

Trong quá trình Phục hồi chức năng hô hấp thực hiện trong khoảng 6 đến 10 tuần, bệnh nhân sẽ cần được hướng dẫn và tập luyện phù hợp với người trải qua Covid có hạn chế chức năng phổi sau khi mắc Covid-19 nặng hoăc nguy kịch. Khuyến khích tiếp cận điều trị bảo tồn hơn là thúc đẩy bệnh nhân trở lại hoạt động thể chất. Việc tập luyện với cường độ đúng có thể kiểm soát bằng Borg Scale. Với người vẫn đang phải sử dụng oxy tiếp tục, lúc nghĩ hay khi gắng sức, sự thận trọng cần được áp dụng nếu áp dụng nguyên lí tập luyện theo thứ bậc. Suốt giai đoạn đầu của phục hồi, trong 6 đến 8 tuần lễ sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tập luyện ở mức 3. Nếu bệnh nhân vượt qua mức 4 hoặc cảm thấy quá khó thở để tiếp tục, nên giảm cường độ tập luyện. Điều quan trọng để trấn an bệnh nhân hậu Covid-19 gặp khó thở trong khi tập luyện là bình thường và không gây nguy hại hay nguy hiểm. Khi họ phát triển khả năng tập luyện của họ, bệnh nhân sẽ có khả năng quản lí hơi thở của họ tốt hơn. Dựa mức độ khó thở khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên Vật lý trị liệu hướng dẫn các bài tập hô hấp.

Một số lưu ý khi sử dụng các kỹ thuật này: đầu tiên bệnh nhân cần phải ở trong trạng thái bình tĩnh, tiếp theo đó cần đặt bệnh nhân ở các tư thế giảm khó thở, cuối cùng là hướng dẫn hoặc thực hiện các kỹ thuật thở. Một số kỹ thuật hô hấp đã được WHO và Hiệp hội Vật lý trị liệu áp dụng hiệu quả trên các bệnh nhân này như: kỹ thuật kiểm soát nhịp thở (Breathing control), thở khi di chuyển (Paced Breathing), thở mím môi (Pursed lip breathing), thở kiểu hình vuông (Square box), thở chu kì chủ động (Active Cycle of Breathing Teachnique -ACBT). Bên cạnh sử dụng các kỹ thuật thở bệnh nhân cũng có thể sẽ được tập với các dụng cụ thở như Power Breath device, Threshold IMT hay Voldyne Incentive Spirometer nhằm tập mạnh nhóm cơ hít vào.

Chương trình vận động trị liệu cho bệnh nhân hậu Covid-19 bao gồm chương trình tập luyện cho người không khiếm khuyết vận động và chương trình tập luyện cho người giảm hoặc giới hạn vận động. Nhóm bài tập tác động thấp dành cho người bị giảm hoặc hạn chế vận động gồm một số bài như: vị thế nằm ngửa cho bệnh nhân trượt gót, gập duỗi hông gối, chân thẳng giơ cao, tập mạnh vùng cổ chân; vị thế nằm nghiêng bệnh nhân tập xoay ngoài khớp hông; vị thế ngồi tập duỗi gối, gập hông, xoay thân, v.v. Nhóm bài tập tác động cao dành cho người không khiếm khuyết vận động gồm một số bài như: bài tập bắc cầu, dang khớp hông ở tư thế nằm nghiêng; tập mạnh cơ chi dưới trong vị thế đứng như đứng lên ngồi xuống, nhón gót, duối hông, co gối; tập mạnh cơ chi trên trong vị thế đứng như chống đẩy tường, đưa tay lên cao với tạ hoặc kéo dây kháng lực.

Khoa Phục hồi chức năng – Phòng khám trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đảm bảo đội ngũ gồm các Y Bác sĩ Phục Hồi Chức Năng, các chuyên gia Vật lí trị liệu, kinh nghiệm lâm sàng lâu năm, được tập huấn đào tạo từ các nước Thái Lan, Pháp, Bỉ,.v.v ngay từ những ngày đầu thành lập. Bên cạnh đó Khoa được thiết kế môi trường tập luyện rộng rãi, thoáng mát, phù hợp cho vận động, tập luyện, hồi phục sức khỏe của tất cả bệnh nhân có nhu cầu Phục hồi chức năng, nâng cao chất lượng sống, nhất là các bệnh nhân hậu Covid-19. Với tất cả tâm huyết vì một Việt Nam khỏe mạnh, đội ngũ Y Bác sĩ Phục Hồi Chức Năng cùng tất cả nhân viên y tế tại Phòng khám luôn đồng hành cùng bệnh nhân trên con đường dài chống dịch Covid-19.

ThS Lê Thị Khánh Nam – Chuyên viên Phục hồi chức năng