Cơ thể chúng ta cần đạm (protein) để tái tạo và phát triển cơ bắp – các hệ cơ quan, giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả và nhiều chức năng khác. Chính vì vai trò quan trọng của đạm mà bác sĩ khuyên nên có chế độ ăn có thành phần đạm hợp lý. Thông thường tính theo năng lượng, tỷ lệ phân bố của thức ăn sẽ có đường chiếm 50%, chất béo chiểm 30% và đạm chiếm 20%. Nếu tính theo đơn vị thực tế, trung bình ở nam trưởng thành cần 56 gram đạm, và phụ nữ cần 43 gram đạm mỗi ngày.
Vậy nguồn dinh dưỡng đạm có thể lấy từ đâu? Thông thường mọi người đều cho rằng đạm có từ thịt – trứng – các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp đạm. Tuy vậy, có những sản phẩm thực vật cũng có thể cung cấp lượng đạm phong phú. Ưu điểm của đạm có nguồn gốc thực vật là ít gây vấn đề bệnh lý tim mạch, bệnh mỡ máu; ngoài ra chi phí đạm từ thực vật rẻ và dễ kiếm hơn nhiều so với đạm từ động vật.
Đậu nành
Đậu nành có tỷ lệ đạm cao, từ lâu đã được sử dụng thông qua những hình thức như sữa đậu nành, đậu nành nóng, đậu hũ… Chỉ cần 1 lon đậu nấu chín cho phép cung cấp lượng đạm tương đương với 100g thịt gà.
Tương đậu
Tương đậu là sản phẩm làm từ đậu nành. Sự lên men giúp chuyển hóa một phần chất bột của đậu thành chất đạm (giống như làm yahourt từ sữa). Do vậy nồng độ đạm của tương đậu cao hơn nhiều so với đậu nành ban đầu. Chỉ cần 100g tương đậu cho phép cung cấp 17g đạm.
Đậu lăng
Đậu lăng tuy không xuất hiện nhiều trong các món ăn truyền thống nhưng hiện đã xuất hiện tại nhiều nhà hàng – quán ăn như là một sản phẩm ẩm thực mới. Tỷ lệ đạm trong đậu cao cho phép cung cấp 9g đạm chỉ trong một lon đậu.
Khoai tây
Khoai tây thường được nghĩ đến như là một trong các loại ngũ cốc, mang nồng độ tinh bột cao. Tuy nhiên khoai tây cũng chứa một lượng đạm đáng quan tâm. Một củ khoai tây lớn có thể chứa đến 8g đạm. Bên cạnh đó, khoai tây có thể được chế biến dễ dàng thành nhiều món ăn khác nhau, giúp thay đổi khẩu vị xen kẻ với bữa cơm truyền thống của người Việt.
Bông cải
Mỗi khẩu phần ăn bông cải sào có thể chứa 3g đạm, đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác Ngoài ra còn có thể kể tên các loại thực phẩm khác như nấm, bắp, … đều có chứa ít nhiều đạm và các chất thiết yếu khác. Các thực phẫm thực vật còn cung cấp chất xơ, giúp kích thích nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón và phòng ngừa ung thư đại tràng. Với những ưu điểm này, việc sử dụng một phần lượng đạm có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe với chi phí hợp lý.