Là chuyên đề truyền thông Giáo dục Sức khỏe của Phòng khám Đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tháng 07/2022, đã diễn ra vào sáng ngày 08/07/2022.
Phát biểu khai mạc buổi nói chuyên đề, PGS. TS. BS. Nguyễn Thanh hiệu – Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: đây là hoạt truyền thông Giáo dục Sức khỏe của Phòng khám được duy trì khá nhiều, sinh hoạt hàng tháng một chuyên đề tương ứng với các “dịch” bệnh thường gặp bên ngoia2 đời sống của người dân địa phương. Trong tháng 07 này, sự có mặt của 02 báo cáo viên sẽ cùng đồng hành xuyên suốt với chương trình ngày hôm nay sẽ báo cáo và trả lời các thắc mắc mà người cân thường gặp.
Mùa hè có đặc điểm nhiệt độ cao, nóng nực nhất trong năm, dẫn đến tình trạng các nguồn dị nguyên như: côn trùng, phấn cỏ phấn hương… phát triển mạnh. Ở Việt Nam là xứ nhiệt đới nóng ẩm, mùa hè mưa nhiều là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, mạt bụi nhà sinh sôi. Vì vậy mà người bị dị ứng trong mùa hè thường bị nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, nổi mẩn … làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh dị ứng cần được thầy thuốc tư vấn về chẩn đoán đúng bệnh dị ứng, dị ứng nguyên là gì, giai đoạn của bệnh dị ứng, để có cách điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.
Trong chuyền đề sức khỏe của Phòng khám tháng 07; TS.BS Nguyễn Nam Hà – Trưởng đơn vị Tai Mũi Họng của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đề cập đến một số vấn đề như: phân biệt dị ứng đường hô hấp và viêm hô hấp do nguyên nhân khác, sự liên quan giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang, sự liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản…cung cấp cho người tham dự một số kiến thức cơ bản nhưng rõ ràng hơn về bênh dị ứng. Dị ứng thường xảy ra mỗi khi chuyển mùa. Có dị ứng thường gặp vào mùa xuân, có dị ứng thường gặp vào mùa hè, mùa thu, mùa đông. Có dị ứng quanh năm, nhưng khi thời tiết thay đổi thì có đợt cấp tính, hoặc nặng lên. Vậy nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu dị ứng theo mùa để phòng ngừa và điều trị là một việc rất cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe.
ThS. BS. Nguyễn Thùy Châu – Phụ trách đơn vị Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Giảng viên Bộ môn Y học Gia đình Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói về việc làm sao nhậ biết dấu hiệu dị ứng. Theo định ngĩa của Hiệp hội Hen Dị Ứng Miễn Dịch Hoa Kỳ “Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trước các tác nhân thông thường từ môi trường”. Dị ứng có thể do phơi nhiễm với dị nguyên, kháng thể đạc hiệu hay do phóng thích hóa chất trung gian. Dấu hiệu nhận biết dị ứng ở cấp độ 01 da bị niêm, cấp độ 02 da bị niêm cộng thêm dấu hiệu của cơ quan khác, cấp độ 03 bị ảnh hưởng đến sinh hiệu và tri giác. Dấu hiệu nhận biết có thể từ hô hấp, thức ăn, ngoài da, thuốc uống, rượu bia, gắng sức nặng, nhiễu siêu vi…Thời gian xuất hiện sau 15 phút, sau vài giớ hoặc vài ngày. Khi nào cần nhập viện: triệu chứng xảy ra thường xuuye6n làm ảnh hưởng đến chất lược cuộc sống. Triệu chứng báo động cần nhập viện: khó thở, thở rít, khó nuốt, nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt, hạ huyết áp…Mồ hôi của chúng ta giúp mạc tắng trưởng rất nhanh, 2.000 – 15.000 con/01gr bụi, chúng ta không thấy, mỗi đêm chúng ta mất 03gr da chết, các con mạc thích ăn da chết và thải ra các chất như: phân, nước tiểu là những chất gây dị ứng. Để tránh mạc trong nhà, chúng ta nên giữ mội trường thông thoáng…
Với chương trình truyền thông Giáo dục Sức khỏe của Phòng khám Đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã giúp cho người bệnh hiểu biết về bệnh tình của bản thân để điều trị và phòng bệnh, ngoài ra các chuyên đề khác đã cung cấp một lượng kiến thức cơ bản cho người dân – bệnh nhân của Phòng khám hiểu biết để phòng bệnh trong năm. Đây cũng là mục đích phát triển ngành học Gia đình của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch./.
Nguồn: nhipcauthuonghieu.vn