Tìm hiểu về “tiếp xúc gần” và “triệu chứng lâm sàng” trong chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)

Từ tháng 12/2019, chủng vi-rút Corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên đang gây dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) toàn cầu. Vi-rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (như qua giọt bắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc. Vi-rút cũng có khả năng lây truyền cao tại các cơ sở y tế, những nơi đông người và ở không gian kín. Bên cạnh đó, vi-rút cũng liên tục biến đổi tạo ra nhiều biến thể khác nhau trên toàn thế giới làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc-xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Theo Quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi-rút Corona mới (SARS-CoV-2), trường hợp bệnh nghi ngờ bao gồm:

– Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.

– Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

Hãy cùng HCDC tìm hiểu về định nghĩa “tiếp xúc gần” và “triệu chứng lâm sàng” của COVID-19 thông qua nội dung sau đây nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*